Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 18 kết quả

“Đón Trâu vàng”: Triển lãm mỹ thuật mừng xuân Tân Sửu

“Đón Trâu vàng”: Triển lãm mỹ thuật mừng xuân Tân Sửu

Ngày phát hành 15:50 | 13/2/2021

Lượt nghe: 618

Triển lãm của nhóm họa sĩ G39 giới thiệu hơn 80 tác phẩm lấy cảm hứng từ hình tượng con trâu trên các chất liệu sơn dầu, acrylic, bột mầu, giấy dó, gốm Bát Tràng… (Làn sóng nghệ thuật 29/01/2021)

Ca sĩ Tân Nhàn: Đam mê với âm nhạc dân tộc

Ca sĩ Tân Nhàn: Đam mê với âm nhạc dân tộc

Ngày phát hành 0:0 | 1/2/2019

Lượt nghe: 805

Tân Nhàn là ca sĩ luôn mới và đầy sáng tạo trong các sản phẩm âm nhạc của mình, dù dòng nhạc dân gian mà chị theo đuổi tưởng chừng như không có gì để... mới. (Hành trình Sáng tạo 10/02/2019)

Chỗ đứng nào cho thơ cách tân hình thức?

Chỗ đứng nào cho thơ cách tân hình thức?

Ngày phát hành 10:28 | 18/10/2023

Lượt nghe: 1002

Sự gia tăng số lượng tác giả cùng với nhiều cách thể hiện mới đặt ra những băn khoăn trong tư duy người sáng tác thơ những năm gần đây. Một bộ phận người viết cố gắng thử nghiệm nhằm tìm ra cách để mở khóa cảm xúc và chuyển tải tới công chúng. Có người đã tìm được phương thức biểu đạt phù hợp nhưng cũng có rất nhiều người loay hoay mãi vẫn chưa thể cất lên một tiếng thơ riêng. Nhà thơ Phan Hoàng bàn luận cùng "Đối thoại Mở" về những cách tân hình thức thơ đương đại. (Đối thoại mở 18/10/2023)

Đặc sắc bản "Kim Vân Kiều tân truyện” lưu trữ tại Thư viện Anh quốc

Đặc sắc bản

Ngày phát hành 0:0 | 4/12/2020

Lượt nghe: 1273

Đến nay, theo thống kê khá đầy đủ, đã có trên 30 bản dịch “Truyện Kiều” ra ngót 20 thứ tiếng nước ngoài, trong đó có 13 bản tiếng Pháp, 10 bản Hán văn và Trung văn, các bản dịch tiếng Nga, Anh, Nhật, Đức, Tiệp, Hungari, Rumani, Hàn Quốc, v.v… Các học giả quốc tế đều đồng thanh ca ngợi “Truyện Kiều” là tác phẩm xứng đáng nhất của nền thơ cổ điển Việt Nam và Nguyễn Du là nhà thơ lớn có một không hai của dân tộc. Tại Thư viện Anh quốc hiện vẫn còn lưu giữ bản “Kim Vân Kiều tân truyện” gồm cả phần lời và phần tranh vẽ minh họa được cho là của tác giả thời Nguyễn...(Tìm trong kho báu phát 03/12/2020

Một cú nhảy: Niềm tự hào của chàng tân binh

Một cú nhảy: Niềm tự hào của chàng tân binh

Ngày phát hành 0:0 | 1/12/2020

Lượt nghe: 747

Người đọc, người nghe nhiều lúc phải bật cười trước câu chuyện của anh chàng Đặng Thành Thật. Trước khi lên đường thực hiện 18 tháng nghĩa vụ quân sự, Đỗ Thành Thật được nhiều kinh nghiệm quý khi ngủ với ông nội. Đỗ Thành Thật sinh ra trong một gia đình có truyền thống Cách mạng khi ông nội là lính chống thực dân Pháp và cha là lính đặc công trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Thế nhưng cũng như phần lớn các chàng trai sinh ra trong thời bình, việc nhập ngũ, trở thành người lính là công việc rất mới mẻ, lạ lẫm. Đời người lính xưa được ông nội của Thật kể lại rất sinh động, giàu cảm xúc. Đó là cuộc sống với những buồn vui, vất vả, hi sinh cùng nhiều kỉ niệm đặc biệt như việc ông nội bị ghẻ như thế nào rồi cha của Thật hi sinh khi phá bom mình của địch. Cuộc sống và chiến đấu của người lính xưa hiện lên trước mắt chúng ta như một bức tranh nhiều màu sắc. Câu chuyện ông nội kể khiến Đỗ Thành Thật háo hức, chờ đón quãng thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự sắp tới. Và khi trở thành anh lính trẻ, Thật không đối mặt với quân địch như cha, như ông mà phải thực hiện kỉ luật quân đội, rèn luyện sinh hoạt, kĩ năng người lính. Sau thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự, Thật học được nhiều tính tốt như kỉ luật, tự giác, kiên trì. Chỉ 18 tháng thôi nhưng quân đội đã rèn rũa chàng thanh niên trẻ trưởng thành hơn nhiều. Truyện ngắn được kể với giọng lính trẻ tếu táo tự nhiên hóm hỉnh có nhiều chi tiết đời thường, giọng điệu kiểu “chuyện kể ở đại đội” hay “chuyện kể của lính” thể hiện cuộc sống người lính xưa và nay trong việc rèn luyện, chiến đấu. Cuộc sống của người lính hôm nay tuy có nhiều khác biệt so với cha ông nhưng những phẩm chất tốt đẹp vẫn được lưu giữ. Việc trở thành người lính bảo vệ quê hương vẫn luôn là trách nhiệm và niềm tự hào của thế hệ thanh nhiên hôm nay.

Nên hay không nên cách tân nghệ thuật truyền thống?

Nên hay không nên cách tân nghệ thuật truyền thống?

Ngày phát hành 0:0 | 29/8/2019

Lượt nghe: 881

Nghệ thuật truyền thống luôn được xem là vốn quý của mỗi quốc gia. Thế nhưng, nghệ thuật là sự sáng tạo không ngừng và khó “đóng đinh” những gì được định danh là truyền thống mà phủ nhận sức sáng tạo của các thế hệ sau. PV VOV6 trao đổi với NSƯT Văn Chương, Phó Giám đốc Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam và giảng viên Đinh Xuân Kỷ, Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 28/08/2019)

Nghệ sĩ Văn Tân: Người giữ kỷ lục đóng vai Bác Hồ

Nghệ sĩ Văn Tân: Người giữ kỷ lục đóng vai Bác Hồ

Ngày phát hành 0:0 | 25/5/2015

Lượt nghe: 1121

Hiện nghệ sĩ Văn Tân đang được coi là nghệ sĩ biểu diễn hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều nhất. Hơn 30 năm qua, Văn Tân đã có hàng nghìn buổi diễn với hàng trăm hoạt cảnh, trích đoạn thể hiện hình tượng vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ở nhiều góc độ, đưa hình ảnh Bác gần gụi và gắn bó với bao cán bộ, chiến sĩ, nhân dân ở hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước.

Người cách tân gốm Việt

Người cách tân gốm Việt

Ngày phát hành 21:56 | 3/1/2021

Lượt nghe: 1133

Năm 2007 họa sĩ Nguyễn Trọng Đoan được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật cho các tác phẩm “Đèn vườn”, “Chim xanh”, “Tình đất”, “Hạnh phúc”. (Câu chuyện nghệ thuật 29/12/2021)

Nhà thơ Phạm Thái: Những cách tân thể thơ trữ tình Tiếng Việt

Nhà thơ Phạm Thái: Những cách tân thể thơ trữ tình Tiếng Việt

Ngày phát hành 11:51 | 26/8/2021

Lượt nghe: 660

Xuất thân trong một gia đình võ tướng thời Lê Trung Hưng, cùng với sự xoay vần của lịch sử, cuộc đời Nhà thơ – Danh sĩ Phạm Thái trải qua nhiều thăng trầm, biến cố. Trên hành trình phù Lê, chống lại Tây Sơn, mối tình với Trương Quỳnh Như – Một thục nữ tâm hồn đa cảm, có tài thơ phú là ngọn nguồn để Phạm Thái sáng tác nhiều áng thơ Nôm – Còn lại tới ngày này phải kể đến những bài thơ lẻ viết để tỏ tình cùng với truyện thơ “Sơ kính tân trang”.

Nhà thơ Phạm Thái: Những cách tân thể thơ trữ tình Tiếng Việt

Nhà thơ Phạm Thái: Những cách tân thể thơ trữ tình Tiếng Việt

Ngày phát hành 11:51 | 26/8/2021

Lượt nghe: 861

Xuất thân trong một gia đình võ tướng thời Lê Trung Hưng, cùng với sự xoay vần của lịch sử, cuộc đời Nhà thơ – Danh sĩ Phạm Thái trải qua nhiều thăng trầm, biến cố. Trên hành trình phù Lê, chống lại Tây Sơn, mối tình với Trương Quỳnh Như – Một thục nữ tâm hồn đa cảm, có tài thơ phú là ngọn nguồn để Phạm Thái sáng tác nhiều áng thơ Nôm – Còn lại tới ngày này phải kể đến những bài thơ lẻ viết để tỏ tình cùng với truyện thơ “Sơ kính tân trang”.

Nhà văn Nguyễn Trương Quý: "thẩm" tân nhạc ái quốc với tinh thần đương đại

Nhà văn Nguyễn Trương Quý:

Ngày phát hành 16:14 | 9/1/2023

Lượt nghe: 785

Nguyễn Trương Quý là một kiến trúc sư nhưng lại rẽ bước sang con đường viết văn, dành thời gian khảo cứu, tìm hiểu đời sống văn hóa của Hà Nội, tự ví mình như một người mang tấm lòng hiếu cổ, ngưỡng vọng về Hà Nội thời còn đan xen chất đồng quê với thị thành. Đối với anh “mỗi ngày viết là một hành trình tìm kiếm một tôi khác”. Một trong những góc nhỏ của cái tôi ấy là sự dụng công tìm hiểu lịch sử âm nhạc nước nhà. (Tôi và Tôi 08/01/2023)

Thơ Nôm Nguyễn Trãi: Tân kỳ và cổ kính

Thơ Nôm Nguyễn Trãi: Tân kỳ và cổ kính

Ngày phát hành 0:0 | 11/3/2020

Lượt nghe: 905

Trước khi là nhà thơ, Nguyễn Trãi là một nhà Nho giàu lòng yêu nước thương dân. Thật dễ hiểu khi ông gửi gắm một cách sâu sắc, hàm súc những triết lý của con người Nho giáo trong những vần thơ Nôm. Tâm trạng trăn trở, khắc khoải trở đi trở lại trong sáng tác của Ức Trai và những sắc thái nỗi niềm ấy càng cho thấy bản lĩnh, tài năng của người thơ...(Tìm trong kho báu phát 11/03/2020)

Thơ Tân hình thức: Những lý giải thú vị.

Thơ Tân hình thức: Những lý giải thú vị.

Ngày phát hành 0:0 | 26/12/2014

Lượt nghe: 1002

Sáng tác của các nhà thơ Trần Nhật Lam, Nguyễn Đạo Tĩnh, Trần Quang Quý. Thơ Tân hình thức đôi điều cảm nhận. Góc thơ dịch

Tiểu thuyết "Sóng độc" (Buổi 17): Tân giám đốc Đài Bắc Hà

Tiểu thuyết

Ngày phát hành 14:34 | 23/12/2022

Lượt nghe: 179

Cái ghế Giám đốc Đài Phát thanh và truyền hình Bắc Hà ở tỉnh Nam Bình đã có chủ. Đó chính là ông Lê Hùng Dũng 46 tuổi, cử nhân chính trị, đại học Xây dựng, tiến sĩ Triết học, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Cận tâm lý, hàm Tổng cục trưởng… Nếu xét về tuổi thì vừa độ, bằng cấp nhiều, chức vụ cũng tương đối. Có điều tất cả chức tước, nghề nghiệp đều không liên quan gì tới báo chí phát thanh và truyền hình. Nên ngay khi biết được thông tin này, cả tập thể Đài Bắc Hà đều như ngồi trên đống lửa. Đỗ Thiết dường như bị đứng hình. Hoàn toác thì xung phong đại diện anh em trong đơn vị thảo đơn thư, thu thập chữ ký của mọi người để trình lên Ban Tổ chức cán bộ với nội dung yêu cầu giải trình về việc đưa một đồng chí được xem là “ngoại đạo” về làm quản lý cơ quan báo chí. Anh em trong đơn vị đang kỳ vọng vào lá đơn của Hoàn có thể sẽ thay đổi cục diện. Họ cho rằng phải làm thế để cấp trên biết rằng không phải cậy quyền, cậy thế muốn làm gì thì làm, phải cho lãnh đạo biết thế nào là sức mạnh của sự đoàn kết của một tập thể? Liệu lá đơn do Hoàn chắp bút có được cấp trên giải quyết thỏa đáng không? Bây giờ qua giọng đọc ptv Minh Nguyệt, mời quý vị và các bạn tiếp tục theo dõi cuốn truyện “Sóng độc” của nhà văn Trần Gia Thái.

Tiểu thuyết "Sóng độc" (Buổi 20): Sóng gió nào đang đợi tân Giám đốc Đài Bắc Hà

Tiểu thuyết

Ngày phát hành 10:40 | 27/12/2022

Lượt nghe: 179

Sau ba tháng ông Lê Hùng Dũng về làm giám đốc Đài Phát thanh và truyền hình Bắc Hà, thì vị thế và uy tín của đơn vị được nâng lên rất nhiều. Nhờ trí tuệ, tài năng và mối quan hệ mà giám đốc Lê Hùng Dũng đã đưa về Dự án số hóa các chương trình bằng nguồn vốn ODA của Cộng hòa Pháp. Hai dây chuyền sản xuất chương trình phát thanh và truyền hình từ tiền kỳ đến hậu kỳ được trang bị hiện đại. Đơn vị được sở hữu hai xe ghi hình lưu động của Nhật Bản. Bắc Hà đã trở thành đơn vị thứ hai trong số các Đài địa phương tổ chức được truyền hình lưu động, truyền hình trực tiếp và cầu truyền hình. Song song với việc đầu tư trang thiết bị hiện đại, thì đơn vị còn quyết liệt thay đổi nội dung, đổi mới công việc sản xuất các chương trình. Đồng loạt các chuyên đề, chuyên mục, tiểu mục được cải tiến, thay đổi, làm mới. Đời sống các cán bộ, phóng viên, biên tập viên nâng cao. Toàn đơn vị như được thổi luồng gió mới, mang sinh khí mới nhờ sự lột xác này. Tuy nhiên trong dòng chảy xuôi chiều ấy thì vẫn còn có cá nhân mang tâm lý hậm hực, sân si vì cái ghế giám đốc Đài đáng nhẽ phải thuộc về hắn- Đỗ Thiết. Vì thế Đỗ Thiết đang âm thầm tạo dựng sóng gió mới hướng về phía Lê Hùng Dũng. Liệu mưu mô của hắn có đạt được không? Bây giờ qua giọng đọc ptv Minh Nguyệt, mời quý vị và các bạn tiếp tục theo dõi cuốn truyện “Sóng độc” của nhà văn Trần Gia Thái.

Trần Lê Khánh và cuộc cách tân thơ Việt đương đại

Trần Lê Khánh và cuộc cách tân thơ Việt đương đại

Ngày phát hành 11:44 | 23/2/2023

Lượt nghe: 636

Nhà thơ Trần Lê Khánh sinh năm 1971, hiện đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM. Trong sự nghiệp thơ ca, nhà thơ Trần Lê Khánh chú trọng thể thơ lục bát và thơ ngắn. Anh ghi dấu ấn trong lòng công chúng qua các tập thơ: “Lục bát Múa”, “Dòng sông không vội”, “Ngày như chiếc lá”, “Giọt nắng tràn ly”. Nhận xét về thơ Trần Lê Khánh, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho rằng: Thơ của Trần Lê Khánh là kết tinh của tính chính xác ngôn từ, sự độc đáo của hình ảnh, tính đa tầng của cảm xúc, độ sâu thẳm của tinh thần phương Đông… Vừa qua, tập thơ ngắn “Ngàn bài thơ khác” của nhà thơ Trần Lê Khánh đã được trao giải thưởng Hội Nhà Văn năm 2022. Trong chương trình hôm nay, mời các bạn cùng cảm nhận về tập thơ độc đáo này:

Truyện ngắn "Một chút Tân Lang": Cổ tích và hiện thực

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 2/10/2017

Lượt nghe: 3821

Câu chuyện dựa trên mô típ truyện "Sự tích Trầu Cau" kể về mối tình ngang trái giữa hai anh em sinh đôi Tân, Lang và cô gái trẻ tên là Nương. Trong không khí trong trẻo của làng quê thuần Việt, những chàng trai cô gái tuổi trăng tròn sống hồn nhiên, ngây ngô và đôi chút bản năng. Do nhà nghèo nên người chú chỉ cưới được vợ cho người anh trai tên là Tân. Nhiều lý do ngẫu nhiên đã đưa đẩy Lang và chị dâu đến với nhau. Tân uất ức bỏ đi, Lang hổ thẹn cũng bỏ làng ra đi để lại Nương với cái thai trong bụng. Thế nhưng không ai trong ba người Tân, Lang, Nương chết như trong truyện cổ tích mà họ đều có gia đình riêng của mình. Phiên bản mới của câu chuyện “Sự tích Trầu Cau” được tác giả thể hiện với góc độ đời thực hơn, con người hơn, nhiều màu sắc cảm xúc hơn. (Đọc truyện đêm khuya 29/9/2017)

Vũ Nhật Tân: Cháy hết mình cho những đam mê

Vũ Nhật Tân: Cháy hết mình cho những đam mê

Ngày phát hành 0:0 | 12/8/2019

Lượt nghe: 916

Ngông, bất cần nhưng không lập dị, cháy hết mình trong những cuộc chơi và chỉ cần được sống với đam mê, nhạc sĩ Vũ Nhật Tân đã mở một lối đi riêng trên con đường thênh thang nhưng rất vắng bóng người mang tên âm nhạc đương đại. (Hành trình Sáng tạo 11/8/2019)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
06h00 - 06h30 Hành trình sáng tạo
08h00 - 08h30 Trang Văn nghệ Chủ nhật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h00 - 14h30 Hành trình sáng tạo
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Trang Văn nghệ Chủ nhật
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Đối thoại mở
21h30 - 22h00 Tiếng thơ